Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B

Viêm gan B hiện được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người đang ngày càng gia tăng. Bệnh do vi rút siêu vi B gây ra và có tính truyền nhiễm nên cần ngăn chặn hiệu quả, kịp thời. Hiện nay khoa học đã tìm ra vaccin tiêm phòng viêm gan B và đưa vào sử dụng để ngăn chặn lây lan bệnh và khuyến cáo áp dụng đối với mọi người. Dưới đây là những thông tin cần biết về tiêm phòng viêm gan B bạn cần nắm rõ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TIÊM PHÒNG VIÊM GAN B


Những ai cần tiêm phòng viêm gan B?


Tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể bị lây nhiễm viêm gan B nên đều cần phải tiêm phòng và đảm bảo miễn nhiễm với căn bệnh này. Tất cả những ai nếu chưa hề bị lây nhiễm bệnh cũng nên và cần thực hiện tiêm phòng. Với những người đã mắc bệnh thì việc tiêm phòng không còn giá trị nữa. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể tiêm phòng nếu chưa bao giờ bị nhiễm siêu vi B.

Với điều kiện của Việt Nam hiện nay thì chỉ mới phổ cập tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh vì nó đem lại rất nhiều lợi ích, vaccin sẽ ngừa được bệnh cho cả một thế hệ. Trẻ em bị nhiễm viêm gan B từ bé rất dễ bị suy gan ở tuổi trưởng thành. Theo khuyến cáo, trẻ em cần phải được tiêm phòng đủ 3 mũi viêm gan B, mũi đầu tiên tốt nhất là 24 giờ sau khi sinh để đảm bảo an toàn.

Tiêm phòng viêm gan B khi nào?


Lịch tiêm phòng viêm gan B được thực hiện vào các thời điểm như sau:

- 0-1-6, nghĩa là 2 mũi tiêm đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản ban đầu, mũi thứ ba tiêm nhắc lại sau sáu tháng tính từ mũi đầu tiên. 

- Với trường hợp trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B mãn tính cần đáp ứng miễn dịch nhanh thì thường áp dụng tiêm phòng theo trình tự là 0-1-2-12. nghĩa là 3 mũi đầu cách nhau một tháng để tạo miễn dịch cơ bản, mũi còn lại tiêm vào tháng thứ mười hai. Cần lưu ý chỉ với hai mũi đầu có thể tạo kháng thể chống lại bệnh trong khoảng 5-10 năm tùy cơ địa từng người. Nếu lỡ quên ngày chích mũi thứ ba thì vẫn có thể chích lại sau đó, không cần chích lại từ đầu.

Trước khi chích vacxin ngừa viêm gan siêu B bạn cần thực hiện hai xét nghiệm HBsAg và antiHBs để biết mình đã có kháng thể hay không. Nếu đã bị mắc bệnh thì việc tiêm phòng sẽ không có tác dụng và không cần thực hiện. Nếu kết quả đều âm tính với hai xét nghiệm trên, nghĩa là bạn chưa bị bệnh và cần được tiêm phòng dể tránh bị lây nhiễm.

Tiêm phòng viêm gan B rồi có bị nhiễm bệnh không?


Tiêm phòng viêm gan B là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay để giúp phòng tránh căn bệnh này có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên vẫn có khoảng 2,5 đến 5% số người sau khi tiêm chủng vẫn bị mắc bệnh. Nguyên nhân có thể là do một trong số các yếu tố như vacccin không đảm bảo chất lượng, quá hạn sử dụng, người có hệ miễn dịch kém, người có bị virut tiềm ẩn trong thời gian dài,... 

Mặc dù vậy, việc tiêm phòng viêm gan B hiện nay vẫn rất quan trọng, cần thiết và nên được thực hiện nghiêm túc để phòng tránh bệnh hiệu quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét